Trẻ ở giai đoạn 5,6 tháng là giai đoạn “cửa sổ miễn dịch”, cơ thể trẻ cũng bắt đầu thay đổi cách chống đỡ với các yếu tố gây bệnh. Từ khi sinh ra đến khi trẻ tròn 4 tháng, trẻ được bảo vệ bởi các yếu tố miễn dịch mà mẹ truyền cho bé trong quá trình mang thai, bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi, cơ thể trẻ đang tự hình thành khả năng miễn dịch riêng của chúng khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường. Vì thế trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn vào giai đoạn này. Điều đó giải thích tại sao trẻ mới sinh đến khi 4 tháng ít mắc bệnh.
Hiện tượng bé ho có đờm, sổ mũi, ho thường nhiều hơn khi nằm đói là do bé đã nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, rất có thể nếu không được điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào trong cơ thể gây nên các nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi (bệnh nặng lên). Theo Cung Đình Vỹ Dạ biết, Bạn không nên tự ý cho trẻ uống thuốc mà nên đưa trẻ đi khám:
– Với những nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Trẻ ho ít, nhịp thở dưới 50 lần /phút, không có cod cử, trẻ bú tốt, ngủ ngoan, không tím tái, không co rút lồng ngực. Với thể này, bạn có thể đưa bé đi khám, bác sĩ kê đơn thuốc và sau đó điều trị, chăm sóc tại nhà.
– Nếu trẻ ngày càng ho nhiều, bú kém, mệt mỏi, có thể có tím tái nhất là khi trẻ ho hoặc khóc, nhịp thở nhanh trên 50 lần /phút, cánh mũi phập phồng hoặc có rút lõm lồng ngực… Lúc này trẻ đã bị nhiễm khuẩn hô hấp nặng lên, bạn phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay, và phải điều trị, chăm sóc trong bệnh viện.
Sử dụng Dầu tràm Huế thoa vào cổ của bé có thể giúp đánh tan đờm trong họng của bé khá hiệu quả, rất nhiều mẹ đã sử dụng và thành công!